Chọn làm SEO hay chạy Ads là một cuộc tranh luận không hồi kết thường thấy. Mục đích chính của làm SEO và chạy Ads đều là thu hút lượng truy cập đến từ khách hàng tiềm năng trên công cụ tìm kiếm Google thông qua những từ khóa tìm kiếm thông tin dịch vụ sản phẩm. Cùng tìm hiểu trong bài dưới đây để lựa chọn chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của mình!
1. Tổng quan về làm SEO và chạy Ads
Có khoảng 1 tỷ người sử dụng tìm kiếm Google vào mỗi tháng. Và tính đến tháng 2 năm 2020, Google sở hữu hơn 81% thị phần công cụ tìm kiếm.
Do vậy, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng hiện nay là tìm kiếm và tìm hiểu thông tin trên Internet trước khi quyết định mua. Thông thường, người tiêu dùng sẽ tìm kiếm nơi bán những sản phẩm mình muốn thông qua công cụ tìm kiếm, và họ sẽ lựa chọn trong 10 kết quả hiện ra đầu tiên (trang 1) trong kết quả tìm kiếm (thường là Google).
2. Các khái niệm cơ bản
2.1. Khái niệm SEO
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization – tối ưu hoá các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm của khách hàng giúp khách hàng tìm thấy website của doanh nghiệp nhanh hơn mà không mất bất kỳ một khoản tiền nào cho Google. SEO của doanh nghiệp càng tốt thì Website sẽ xếp hạng càng cao trên các trang kết quả tìm kiếm (thường là Google).
Nói một cách đơn giản, khi người dùng sử dụng thanh công cụ “Search”, Google sẽ kiểm kê tất cả các trang web trong chỉ mục của mình và tìm kiếm trang web có thông tin liên quan nhất. Sau đó, trang Web sẽ được liệt kê cho người dùng trên trang kết quả. Quá trình này tốn rất nhiều thời gian và công sức, nhưng một khi SEO được lên top công cụ tìm kiếm, doanh nghiệp sẽ thu về kết quả một cách bền vững nhất.
2.2. Khái niệm chạy Ads
Google Ads – chữ viết tắt của Google Advertisement Keywords – tạm dịch là quảng cáo theo từ khoá (còn được nhắc đến với cái tên – quảng cáo thu phí trên mỗi lần click chuột) là một dịch vụ thương mại vận hành bởi Google.
Google Ads cho phép hiển thị quảng cáo của doanh nghiệp ở phía trên cùng của trang kết quả tìm kiếm Google. Người dùng Internet gõ những từ khóa liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp và quảng cáo sẽ được hiển thị tại các trang kết quả tìm kiếm. Khách hàng sẽ nhấp chuột vào quảng cáo và nó sẽ đưa họ trực tiếp đến website của doanh nghiệp.
3. Làm SEO và chạy Ads: Lựa chọn nào tốt hơn?
Đây là một câu hỏi dường như không thể có đáp án đúng. Nếu ai đó cung cấp dịch vụ Ads và SEO cho doanh nghiệp cái nào tốt hơn thì không nên tin. Bởi không có cách nào làm SEO tốt hơn chạy Ads và ngược lại. Cả 2 cách đều là nguồn thu hút khách hàng tiềm năng và chiến lược quảng cáo hiệu quả.
Câu hỏi đúng để hỏi là: Khi nào chọn SEO và khi nào chọn chạy Ads?
3.1. Ưu và nhược điểm của SEO
– Ưu điểm của SEO:
+ Chi phí SEO ít hơn chạy Ads: Mỗi khi có người click vào liên kết trong công cụ tìm kiếm tự nhiên, doanh nghiệp sẽ không phải tốn bất kỳ chi phí nào, ngoại trừ một số chi phí nho nhỏ nhưng thiết yếu nhằm bảo vệ vị trí đang có.
+ SEO bền vững về thời gian: Muốn SEO lên top nhiều từ khoá thì doanh nghiệp cần có 1 website đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và được tối ưu hoá cho người sử dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có thật nhiều thông tin và thời gian đủ dài để Google thấy website uy tín với người sử dụng. Vì những yếu tố trên nên đối thủ cạnh tranh trong SEO sẽ ít hơn trong quảng cáo.
+ SEO thúc đẩy nhiều nhấp chuột hơn tăng traffic: Thống kê cho thấy 65% người dùng nhấp vào kết quả quảng cáo không phải trả tiền của SEO và 35% còn lại nhấp vào kết quả quảng cáo hiển thị ưu tiên của Google Ads. Điều đó nói lên rằng, SEO sẽ mang lại sự tin cậy cao hơn so với Google Ads
– Nhược điểm của SEO
+ SEO cần có thời gian dài để được lên top: SEO thường mất nhiều thời gian để thấy kết quả, thường là 2 – 6 tháng. Trong quá trình SEO, hiệu quả doanh thu mang lại gần như không có. Khách hàng biết đến doanh nghiệp khi có vị trí thứ hạng trên tìm kiếm. Vì lý do này, nhiều công ty không muốn đầu tư vào SEO.
+ SEO phụ thuộc vào các thuật toán dễ tụt hạng : Google đã bắt đầu tạo ra thay đổi lớn về thuật toán. Mỗi khi Google thay đổi thuật toán tìm kiếm có thể ảnh hưởng đến hàng tỷ kết quả. Sau một thời gian ngắn áp dụng thuật toán, bản đồ thứ hạng website theo từ khóa thay đổi nhanh chóng. Và thế chỗ vào những website tụt hạng là những website thoả mãn các tiêu chí mà Google đã đề ra là có chất lượng và được cập nhật những bài viết hay.
+ SEO cần nội dung hay, chất lượng và hiểu biết công cụ hỗ trợ: Nêu làm SEO, doanh nghiệp cần hiểu cách sử dụng các công cụ SEO tốt nhất, cách tìm kiếm hoạt động và cách SEO tập trung vào các từ khoá có lượng tìm kiếm cao liên quan đến Website.
3.2. Ưu và nhược điểm của chạy Ads
– Ưu điểm của chạy Ads:
+ Chạy ads mang lại kết quả nhanh chóng: Đạt được các vị trí hàng đầu ngay lập tức thông qua các chiến dịch và nhận lưu lượng truy cập nhắm tới mục tiêu quảng cáo
+ Xây dựng đẩy mạnh thương hiệu: Với Google Ads, doanh nghiệp chỉ phải trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột. Vì thế kể cả khi người dùng không click vào quảng cáo, họ vẫn nhìn thấy và ghi nhớ thương hiệu
+ Chạy ads thích nghi nhiều tiện ích mở rộng: Cho phép doanh nghiệp sử dụng nhiều từ khoá liên quan để xác định xem từ khoá nào có tỷ lệ chuyển đổi và tạo đơn hàng tốt hơn
– Nhược điểm của chạy Ads
+ Ngân sách chạy ads cao: Doanh nghiệp phải chi tiền quảng cáo liên tục để duy trì vị trí của mình trên Google, khi ngừng trả tiền quảng cáo sẽ không còn xuất hiện trên Google tìm kiếm.
+ Chi phí chạy thường yêu cầu tinh chỉnh liên tục: Chi phí chạy ads cho mỗi từ khóa là không cố định, biến động tùy theo sự cạnh tranh và vị trí hiển thị của từ khoá đó.
+ Click ảo từ đối thủ cạnh tranh: Google ads gặp phải những lượng click ảo (có thể do đối thủ cạnh tranh click để làm tụt vị trí top từ khoá) lúc này doanh nghiệp cần sử dụng công cụ chặn click ảo để tối ưu việc chạy quảng cáo.
4. Kết Luận
Hy vọng bài viết trên đã đem đến cái nhìn khách quan, rõ ràng hơn giữa làm SEO và Google Ads. Tuỳ vào mục đích của doanh nghiệp mà lựa chọn làm SEO hay Google Ads.