Nếu bạn đang không biết phải bắt đầu từ đâu với việc soạn thảo một kế hoạch Marketing thì cùng theo dõi bài viết dưới đây để xác định những nội dung cần phải có trong 1 bản kế hoạch marketing thực tế và cụ thể.
1. Khái niệm kế hoạch Marketing?
Kế hoạch Marketing là một lộ trình chiến lược mà các công ty sử dụng để tổ chức, thực hiện và theo dõi chiến lược marketing của họ trong một khoảng thời gian, Kế hoạch Marketing có thể bao gồm các chiến lược tiếp thị riêng biệt cho các nhóm tiếp thị khác nhau trong tổ chức, nhưng tất cả đều hướng tới cùng một mục tiêu kinh doanh.
Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp mà có thể lên những kế hoạch khác nhau. Dưới đây là một số dạng kế hoạch tiếp thị thường gặp:
– Kế hoạch Marketing theo từng quý hoặc hàng năm: Các kế hoạch này nêu bật các chiến lược hoặc chiến dịch mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
– Kế hoạch Marketing trả phí: Kế hoạch này có thể làm nổi bật các chiến lược trả phí như quảng cáo trên mạng xã hội,…
– Kế hoạch marketing trên mạng xã hội truyền thông: Kế hoạch này có thể nêu bật các kênh, chiến thuật và chiến dịch doanh nghiệp thực hiện trên truyền thông xã hội
– Kế hoạch Content Marketing: Kế hoạch này nêu bật các chiến lược, chiến thuật và chiến dịch khác nhau mà doanh nghiệp sẽ sử dụng nội dung để quảng bá sản phẩm/dịch vụ mới của mình
– Kế hoạch quảng bá sản phẩm mới: Kế hoạch này sẽ là một lộ trình cho các chiến lược và chiến thuật thực hiện để quảng cáo 1 sản phẩm/dịch vụ mới.
Một lưu ý nhỏ mà nhiều người nhầm lẫn rằng kế hoạch Marketing và các chiến lược Marketing có sự khác nhau:
– Chiến lược Marketing (Marketing Strategy) mô tả cách thức một công ty sẽ hoàn thành một nhiệm vụ hoặc mục tiêu cụ thể. Điều này bao gồm các chiến dịch, nội dung, kênh và phần mềm marketing được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ và theo dõi mức độ thành công của nó.
– Kế hoạch marketing (Marketing Plan): chứa một hoặc nhiều chiến lược tiếp thị. Nó là khung mẫu mà từ đó tất cả các chiến lược tiếp thị được tạo ra và giúp kết nối từng chiến lược với các mục tiêu marketing, kinh doanh lớn hơn
2. Kế hoạch Marketing gồm có những nội dung gì?
Có nhiều vấn đề cần chú ý trong quá trình lập kế hoạch Marketing. Trong đó, những nội dung cụ thể bắt buộc cần có trong một bản kế hoạch marketing bao gồm:
2.1. Tóm tắt hoạt động
Đây là điểm đầu tiên cần được đưa vào kế hoạch marketing. Phần tóm tắt hoạt động này là tổng hợp ngắn gọn về các ý tưởng và đề xuất marketing liên quan đến hoạt động kinh doanh hiện nay. Thông qua đây, ban lãnh đạo có thể đánh giá xem các kế hoạch marketing này có hợp lý và phù hợp với các mục tiêu chung hay không; tính khả thi của kế hoạch này là bao nhiêu phần trăm?
Vì những lý do trên, các nhà marketer nên cẩn thận trong quá trình lập kế hoạch để trình bày phần tóm tắt thật ngắn gọn và súc tích. Chỉ khi ban lãnh đạo hiểu và phê duyệt dự án thì mới có thể thực hiện các bước tiếp theo.
2.2. Tình hình marketing của doanh nghiệp hiện tại
Ở phần này cần trình bày rõ về tình hình Marketing hiện tại của doanh nghiệp. Trong đó, các yếu tố cần làm rõ là:
– Phân tích thị trường: gồm những thông tin thu thập và tổng hợp về thị trường trong quá trình lập kế hoạch. Cụ thể, cần đưa ra dữ liệu về xu hướng tiêu dùng, tâm lý người dùng, mức độ tăng trưởng thị trường,…
– Phân tích sản phẩm: gồm những thông tin cơ bản và chi tiết về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Thông tin cần cung cấp bao gồm chi phí sản xuất, giá bán, doanh thu và lợi nhuận của từng sản phẩm, vị trí sản phẩm trên thị trường.
– Phân tích đối thủ cạnh tranh: Gồm thông tin và phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp trên thị trường. Trong đó cần chú ý đến quy mô, sản phẩm, kênh tiếp thị và chiến lược tiếp thị mà đối thủ đang thực hiện. Chỉ khi đó, kế hoạch tiếp thị mới có thể cạnh tranh hiệu quả và thành công
– Phân tích kênh phân phối: gồm những thông tin về quy mô, kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, mức độ phổ biến của sản phẩm đối với khách hàng. Từ đó để lựa chọn chiến lược phân phối sản phẩm hiệu quả nhất để đưa sản phẩm của mình đến trực tiếp người tiêu dùng.
2.3. Phân tích cơ hội và vấn đề
Phân tích cơ hội và vấn đề giúp nhà quản trị nhận định những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Thông qua đó để đưa ra những kế hoạch cụ thể để nắm bắt cơ hội hoặc vượt qua những thử thách có thể xảy ra trong tương lai.
Phần này cần tập trung phân tích các nội dung sau:
– Phân tích cơ hội/ thách thức: liệt kê đủ những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. Doanh nghiệp có thể tận dụng được những cơ hội nào? Những thách thức như thế nào có thể gây trở ngại tới sự phát triển của doanh nghiệp.
– Phân tích điểm mạnh/ điểm yếu: xem xét sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sở hữu có những điểm mạnh và điểm yếu gì; từ đó đưa ra giải pháp
– Phân tích vấn đề: Từ việc phân tích 2 mục trên bạn sẽ xác định chính xác vấn đề mà kế hoạch tiếp thị cần giải quyết là gì.
2.4 Mục tiêu
Ở hạng mục này, bạn cần chỉ rõ ra mục tiêu mà kế hoạch tiếp thị hướng tới và mong muốn đạt được. Việc xác định đúng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp triển khai các chiến lược, hoạt động marketing đồng bộ và đúng đắn nhất.
2.5 Chiến lược Marketing
Trong bản kế hoạch Marketing, bạn cần đưa ra rất nhiều chiến lược Marketing. Bạn cần dành nhiều thời gian nghiên cứu thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra những chiến lược thực sự độc đáo, hiệu quả.
2.6. Chương trình hành động
Ở hạng mục này, bạn cần lên danh sách cụ thể và chi tiết về từng hoạt động trong kế hoạch marketing. Những yếu tố bắt buộc phải đề cập tới là:
– Liệt kê những công việc, hoạt động cụ thể
– Thời gian thực hiện
– Nhân sự cần thiết cho từng hoạt động
– Chi phí dự tính cho mỗi hoạt động
2.7. Xác định ngân sách dự trù trong hoạt động marketing
Ở phần này, bạn cần đưa ra dự toán lỗ – lãi cho doanh nghiệp khi thực hiện kế hoạch này. Những chi phí cần được liệt kê bao gồm:
– Ước tính doanh thu, lợi nhuận có thể đạt được
– Ước tính chi phí vận hành kế hoạch marketing
– Ước tính các chi phí khác (thuế, chi phí bán hàng,…)
2.8. Kiểm soát
Kiểm soát là quá trình không thể thiếu nhằm đảm bảo kế hoạch được diễn ra đúng thời gian và mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, bạn cần đưa ra những cá nhân đảm nhận việc kiểm soát toàn bộ hoạt động của kế hoạch. Họ là những người có năng lực và nhiệt tình trong quá trình làm việc. Thông thường, đội ngũ kiểm soát là những người am hiểu về hoạt động marketing và có thể thúc đẩy thường xuyên các nhân viên hoàn thành mục tiêu đề ra như: giám đốc, trưởng phòng marketing,…
3. Kết luận
Như vậy, việc lập kế hoạch Marketing là một việc làm hết sức cần thiết giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn trong việc tổ chức, thực hiện và theo dõi các chiến lược tiếp thị của mình.