Hầu hết những người mới làm quen với ngôn ngữ lập trình, cơ bản nhất phải nắm được source code. Vậy source code là gì? Nên sử dụng như thế nào cho hợp lý? Bài viết dưới đây của minhducads.com có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về source code.
Source code là gì?
Source code (mã nguồn) là một thành phần cơ bản của chương trình máy tính, chứa các mã lệnh thực thi do các lập trình viên tạo ra. Hiểu theo một cách đơn giản hơn thì mã nguồn là những ký tự được người dùng nhập vào máy tính ở dưới dạng một văn bản.
Khi lập trình viên sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo ra các câu lệnh, người sử dụng có thể đọc và hiểu được các mã nguồn. Ví dụ, các lệnh được viết và lưu trong một tệp chẳng hạn như Notepad được gọi là tệp chứa mã nguồn.
Các thành viên lập trình có thể sử dụng phần mềm nhập văn bản, một môi trường phát triển tích hợp IDE (Integrated Development Environment); hoặc bộ công cụ chuyên dụng cho code hoặc có thể là một bộ phát triển phần mềm SDK để phát triển mã nguồn.
Phân loại Source Code và so sánh
Bạn cần biết Source Code có 2 loại: Mã nguồn mở (Open Source) và Mã nguồn đóng (mã nguồn riêng/mã nguồn thương mại). Bản chất của 2 mã nguồn này hoàn toàn khác nhau, ta có thể rõ ràng so sánh qua các phương diện sau:
Khái niệm
Mã nguồn mở: đây là loại mã nguồn có thể tải xuống một cách dễ dàng mà không cần mất phí, được các tổ chức phần mềm công khai chia sẻ trên mạng. sau khi tải mã nguồn này về, người dùng có thể tùy thích chỉnh sửa để phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng của mình.
Mã nguồn đóng: được gọi với tên gọi khác là mã nguồn bản quyền. Được tạo ra bởi các lập trình viên, các chức năng trên website đều được tích hợp sẵn. Mỗi đơn vị sẽ sở hữu bộ mã nguồn khác nhau được thiết kế riêng. Để truy cập và sử dụng những mã nguồn này cần phải có tài khoản.
Tính bảo mật
Mã nguồn mở: Được phát triển bởi một cộng đồng lớn gồm các coder hay developer và hàng nghìn người sử dụng nó. Mặc dù đã được kiểm duyệt bởi chính nhà phát hành để đảm bảo tính bảo mật nhưng rất khó để bảo vệ hoàn toàn mã nguồn này. Các hacker vẫn có thể đánh cắp thông tin vì chúng có thể xem mã nguồn.
Mã nguồn đóng: Được thiết kế theo nhu cầu và mục đích sử dụng cụ thể nên không có tính năng thừa và có cơ chế bảo mật riêng. Mã nguồn này được lập trình viên nắm giữ để hạn chế sự tấn công của hacker.
Chi phí
Mã nguồn mở: được miễn phí hoàn toàn với các chức năng cơ bản. Để sở hữu một giao diện thân thiện, dễ dàng thực hiện các thao tác thì cần phải mất chi phí, mỗi tính năng sẽ có những mức chi phí khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi sử dụng những mã nguồn miễn phí vì dễ bị mất thông tin do tính bảo mật không cao.
Mã nguồn đóng: so với mã nguồn mở thì chi phí sẽ cao hơn, đặc biệt là chi phí ban đầu. trong suốt quá trình sử dụng mã nguồn đóng, người dùng muốn thay đổi hay bổ sung thông tin thì phụ phí sẽ rất thấp.
Tuy nhiên, lợi thế của nó nằm trong quá trình sử dụng nếu người dùng muốn thay đổi hoặc bổ sung các tính năng mới sẽ có mức phụ phí thấp hơn. Bởi nhân viên lập trình lúc này đã xác định rõ các thông tin về bộ mã nguồn nên việc điều chỉnh sẽ không gặp nhiều khó khăn.
Nâng cấp
Mã nguồn mở: Trong trường hợp nâng cấp trang web của mình, bạn sẽ được nâng cấp và điều chỉnh phù hợp theo đúng yêu cầu trong thời gian sớm nhất.
Mã nguồn đóng: Bạn có thể chủ động nâng cấp, chỉnh sửa theo ý mình nhưng phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc của nhà phát triển.
Hỗ trợ
Mã nguồn mở: Do mã nguồn này miễn phí nên các vấn đề về hỗ trợ vẫn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, người sử dụng thường tìm mọi cách để giải quyết, có trường hợp phải thuê đơn vị khác hỗ trợ.
Mã nguồn đóng: Sử dụng mã nguồn này, các nhà phát triển sẽ có trách nhiệm hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào.
Source Code Website là gì?
Source Code Website hiểu đơn giản là một hệ thống bao gồm một hoặc nhiều tệp được viết bằng ngôn ngữ lập trình của Trang web. Chức năng của chúng là kết nối các thành phần giao diện người dùng của website với cơ sở dữ liệu. Cuối cùng mục tiêu được tạo nên một trang web hoàn chỉnh từ những đoạn code này.
Source Code có vai trò gì trong lập trình Website?
Được ví như một bộ mặt của công ty, tổ chức trên hệ thống mạng Internet Website ra đời tiếp cận và tăng cường tương tác với khách hàng mà công ty muốn hướng đến. Để phục vụ nhu cầu xem tin tức, đọc hồ sơ công ty,… khách hàng có thể truy cập Website và họ cần phải thực hiện nhiều thao tác, tương ứng với các câu lệnh khác nhau.
Mã nguồn chính là khung xương của toàn bộ những thao tác trên. Mã nguồn bao gồm các hành động đơn giản như: rê chuột, kéo chuột, nhấp đúp để đến các tính năng phức tạp như: cho nhiều hàng vào giỏ, tải ebook xuống, điền thông tin vào biểu mẫu, tìm kiếm tài liệu….
Tìm hiểu kiến thức nền Source Code
Khi phát triển một dự án phần mềm, bạn cần phải có nền tảng kiến thức và nắm bắt về nó. Cùng với đó, bạn cũng cần tìm hiểu về framework và các thư viện dự án đã được sử dụng trước đó. Bạn cần tập trung vào bước chuẩn bị đầu tiên này, bởi nó sẽ giúp cho việc đọc hiểu code của bạn đỡ vất vả hơn rất nhiều lần.
Source Code trung tâm là gì? Vì sao cần đọc chúng?
Source Code trung tâm mô tả những khía cạnh hoàn toàn khác nhau, đôi khi chúng chỉ là một hệ thống nhỏ trong toàn bộ source code. Các thành phần bao gồm: module, các class, các cấu trúc dữ liệu, các action,… cũng được biết đến với vai trò như là trung tâm của dự án. Do đó việc liệt kê, đọc các đoạn source code trung tâm này sẽ giúp hình dung ra hệ thống con, giống như một phần nhỏ của toàn bộ dự án.
Mô hình tương tác của các đoạn Source Code
Sau khi xác định được các đoạn source code trung tâm, bạn cần hiểu được các mô hình tương tác giữa chúng. Các tương tác này có thể dựa trên các cơ chế khác nhau như: sử dụng raise event, gọi qua API hoặc sử dụng message.
Để có được toàn bộ các ý tưởng về cách mà các đoạn source code trung tâm tương tác, phụ thuộc vào nhau. Chúng ta có thể vẽ ra một số hình ảnh mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đoạn source code và tương tác giữa chúng.
Như vậy, qua những chia sẻ trên bạn đã có những kiến thức tổng quan về mã nguồn là gì, từ đó sẽ hỗ trợ các quyết định phù hợp với Website doanh nghiệp của bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ là kiến thức bổ ích cho bạn, đặc biệt là đối với người mới tìm hiểu về trang web.