4 nguyên nhân khiến chỉ số CPM quảng cáo Facebook “đắt đỏ”

chỉ số CPM

Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng quảng cáo trên Facebook của bạn vượt quá ngân sách dự kiến nhưng lại không đem đến hiệu quả mong muốn chưa? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu những lỗi phổ biến khiến cho chỉ số CPM (chi phí hiển thị quảng cáo) của bạn trở nên đắt đỏ hơn. Đồng thời chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số gợi ý để khắc phục những lỗi này giúp tối ưu tăng hiệu quả của quảng cáo nhé.

1. Chỉ số CPM là gì?

CPM là tên viết tắt của cụm từ Cost per mile. Hay có thể hiểu một cách đơn giản là chi phí cho 1.000 lần quảng cáo được hiển thị.

 

chỉ số CPM
Tìm hiểu về chỉ số CPM

Công thức tính chỉ số CPM:

CPM = Tổng chi phí bỏ ra cho quảng cáo/ Số lần quảng cáo được hiển thị X 1000 

Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây: 

Bạn chi số tiền là 1.000.000₫ cho một chiến dịch quảng cáo hiển thị trên Facebook. Sau khi quảng cáo được hiển thị thu được 10.000 lần thì chỉ số CPM hiện tại của bạn là 100.000đ cho 1.000 lần hiển thị. Lưu ý rằng 1.000 lượt hiển thị không đồng nghĩa với việc quảng cáo của bạn đã tiếp cận được 1.000 người khác nhau mà có thể là nhiều người xem quảng cáo một lần. 

2. Vì sao cần xác định chỉ số CPM?

Việc xác định chỉ CPM số rất quan trọng bởi nó là yêu tố quyết định với một mức ngân sách bạn có thể mua được những gì. Từ đó để đưa ra những điều chỉnh phù hợp với số tiền ngân sách của mình.

chỉ số CPM
Vì sao phải xác định chỉ số CPM

Ví dụ: Nếu CPM là 100.000₫ thì ngân sách 1.000.000đ bạn có thể mua được 10.000 lượt hiển thị. Nhưng nếu bạn tối ưu kiếm bài viết trở nên thú vị hơn có thể giảm được chỉ số CMP xuống 50000₫ thì cùng với mức ngân sách ban đầu bạn có thể mua được nhiều lượt hiển thị hơn 20.000 lượt hiển thị. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều khách hàng biết đến thương hiệu, quan tâm đến sản phẩm dịch vụ. Và đặc biệt là tăng khả năng chuyển đổi của quảng cáo. 

3. Những nguyên nhân khiến chỉ số CPM trở nên “đắt đỏ” và cách cải thiện

3.1 Target sai đối tượng mục tiêu 

Facebook đang ngày càng tập trung vào trải nghiệm người dùng, vì vậy các thuật toán của nền tảng này thường ưu tiên phân phối những nội dung quảng cáo “có liên quan” nhiều đến nhu cầu và vấn đề của đối tượng mục tiêu. Ví dụ: Nếu bạn có những mẫu dành cho cho mẹ bỉm sữa, nhưng lại target tất cả đối tượng nữ từ 18 – 50 tuổi, khi Facebook hiển thị quảng cáo đến đối tượng này mà họ không quan tâm, thuật toán của Facebook sẽ đánh giá quảng cáo của bạn là không liên quan, và sẽ hạn chế hiển thị những mẫu ads này, khiến CPM tăng cao như là một “hình phạt”.

chỉ số CPM
Nguyên nhân khiến chỉ số CPM trở nên “đắt đỏ”

Giải pháp:

Vì mỗi nhóm đối tượng lại có sở thích, hành vi, nhu cầu khác nhau, khiến một mẫu quảng cáo của bạn khó có thể thỏa mãn được tất cả. Vì vậy, việc xác định rõ ràng đối tượng, ví dụ: quảng cáo dành cho bà mẹ bỉm sữa hướng đến đối tượng nữ từ 25 – 34 tuổi ở thành phố, quan tâm đến các chủ đề như nuôi dạy con cái chăm sóc trẻ em,…

Điều này sẽ giúp cho quảng cáo của bạn nhận được phân phối đến đúng những đối tượng quan tâm. Và khi họ tương tác với bài viết Facebook sẽ đánh giá đây là một mẫu quảng cáo hấp dẫn. Tuy nhiên bạn không nên để tệp target quá nhỏ, quá chi tiết vì thế nó sẽ dẫn đến việc khó phân phối đến người dùng.

3.2 Nội dung quảng cáo không đủ hấp dẫn 

Nếu như tệp target của bạn đã đúng đối tượng khách hàng mục tiêu nhưng chỉ số CPM vẫn cao thì đây là lúc bạn nên tối ưu lại content. Một ngày người dùng tiếp xúc với hàng trăm bài đăng trên Facebook vì thế muốn quảng cáo của bạn trông hấp dẫn thì nội dung của bạn phải đánh đúng vào vấn đề của khách hàng. Nội dung bài viết quá không đúng trọng tâm sẽ khiến cho bài viết nhanh chóng chìm nghỉm và khiến Facebook tự động coi đây là một quảng cáo không tốt và hạn chế hiển thị. 

Giải pháp: 

Để ngăn chặn điều này xảy ra, có hai yếu tố mà bạn cần cải thiện.

Đầu tiên là về mặt hình ảnh. Người mua sắm trực tuyến đánh giá hình ảnh chất lượng cao là “rất quan trọng” đối với quyết định mua hàng của họ. Đó là lý do tại sao bạn cần phải có hình ấn tượng thu hút sự chú ý của mọi người. Ngoài ra, video cũng đang là một định dạng có hiệu quả trên Facebook với tỷ lệ tương tác là 6,09% – đây là tỷ lệ cao nhất cao nhất so với bất kỳ loại nội dung nào khác trên Facebook.

Ngoài ra, việc bổ sung thêm vào bài quảng cáo lời kêu gọi hành động (CTA) hấp dẫn nói cho họ biết họ cần phải làm gì tiếp theo có thể tăng đáng kể tỷ lệ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi, cũng có thể giúp giảm đáng kể CPM.

Facebook cung cấp nhiều tùy chọn cho các nút CTA mà bạn có thể thêm vào quảng cáo như “Mua ngay, Tìm hiểu thêm, Đăng ký, Tải xuống,…”

3.3 Quảng cáo xuất hiện quá nhiều

Một nguyên nhân khiến cho CPM trong Facebook Ads tăng cao mà ít người để ý, đó là “tần suất” xuất hiện quảng cáo”.

Quảng cáo xuất hiện quá ít, sẽ khiến khách hàng không nhớ được bạn là ai, đang bán sản phẩm gì. Nhưng nếu tần suất quảng cáo của bạn quá cao, nó có thể bắt đầu “trông giống spam” và gây khó chịu cho khách hàng. Và, khi họ ngừng phản hồi quảng cáo của bạn, Facebook cho rằng quảng cáo không liên quan khiến CPM tăng lên.

Giải pháp: 

Giải pháp đơn giản nhất chính là điều chỉnh tần suất xuất hiện của quảng cáo bằng cách đặt giới hạn tần suất. Đây là quy tắc của quảng cáo Facebook. Facebook sẽ tự động giảm ngân sách của bạn khi quảng cáo của bạn đạt đến tần suất giới hạn mà bạn đã đặt.

Tuy nhiên việc đặt tần suất xuất hiện có thể gây ảnh hưởng đến tổng số người tiếp cận. Vì vậy, có một giải pháp khác bạn có thể làm đó là thường xuyên thay đổi mẫu quảng cáo của mình để không gây nhàm chán.

  • Thay đổi hình ảnh: Bạn có thể đổi một ảnh mới hoặc có thể thực hiện những thay đổi nhỏ như sử dụng màu khác trong quảng cáo hoặc thêm bớt các yếu tố trong hình ảnh
  • Thay đổi thông điệp của bạn: Truyền đạt các giá trị khác nhau bằng các quảng cáo khác nhau. 

3.4 Chọn sai thời điểm quảng cáo

Trong một năm, có nhiều thời điểm “người người nhà nhà” chạy quảng cáo như Black Friday, Noel, Valentine,… khiến giá quảng cáo bị đẩy lên cao, điều này cũng đồng nghĩa với việc CPM cũng sẽ “cao ngất ngưởng” vào những khoảng thời gian này.

Giải pháp: 

Trên thực tế, nguyên nhân này không đến từ doanh nghiệp mà đến từ yếu tố thị trường, điều duy nhất bạn có thể làm đó là theo dõi sát sao các thời điểm chạy quảng cáo trong năm để đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

Vào thời điểm những dịp lễ, sale, nhiều người cùng chạy, CPM “đắt”, nếu mục tiêu của bạn là đẩy mạnh doanh số, bạn cần chấp nhận chi mạnh tay hơn. Còn nếu mục tiêu chỉ là duy trì hiện diện, bạn có thể điều chỉnh lại tần suất quảng cáo của mình cho hợp lý, nhằm giới hạn chi phí quảng cáo.

Vào dịp ít người quảng cáo, ví dụ thời điểm trong Tết Nguyên Đán, khi CPM “rẻ”, bạn có thể tranh thủ đẩy mạnh chi tiêu cho quảng cáo để tăng sự hiện diện của mình.

Chỉ số CPM là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quảng cáo. Chỉ khi hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến chi phí hiển thị quảng cáo “bị đội lên”. Hi vọng rằng qua các thông tin trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để giúp cho việc tối ưu quảng cáo một cách hiệu quả. 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *