Hiện nay, Facebook là trang mạng xã hội và cũng được biết đến là một nền tảng để bán hàng. Đây là một trong những kênh tốt nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu và thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến nhờ vào những tính năng mở rộng vượt hơn cả những tương tác thông thường.
Quảng cáo trên Facebook đem lại lợi ích gì?
Một số người cho rằng quảng cáo trên Facebook không hiệu quả như trước đây. Tuy nhiên, đây vẫn là kênh truyền thông tích cực nhất với nhiều người dùng tích cực nhất. Điều quan trọng là sử dụng đúng chiến lược để doanh nghiệp không lãng phí ngân sách vào những quảng cáo không đóng góp cho lợi nhuận của mình.
Các lợi ích quảng cáo trên Facebook:
- Tuỳ chọn nâng cao để nhắm mục tiêu quảng cáo đến đối tượng cụ thể
- Tích hợp thương mại điện tử liền mạch
- Phân tích dữ liệu cụ thể
- Một trong những mạng xã hội lớn nhất
- Truy cập vào toàn bộ thư viện quảng cáo của Facebook
- Tùy chọn cho mọi ngân sách
Quảng cáo trên Facebook có thể thu hút giữ chân khách hàng. Đây là một lựa chọn tuyệt vời để xây dựng nhận thức về thương hiệu, nhắm mục tiêu những người mua mới và “nuôi dưỡng” mối quan hệ với những người đã biết đến thương hiệu của bạn. Đối với mỗi quảng cáo, Facebook cung cấp 3 mục tiêu hoặc 1 mục tiêu chính để lựa chọn.
- Nhận thức: Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh hoặc quảng cáo trên Facebook, hãy sử dụng mục tiêu này để thu hút khách hàng mới. Bạn có thể sử dụng mục tiêu về mức độ nhận biết để quảng bá một sự kiện hoặc giới thiệu dòng sản phẩm mới.
- Cân nhắc: Bước tiếp theo trong hành trình quảng cáo trên Facebook là cung cấp cho người dùng những quảng cáo hữu ích, cung cấp cho người dùng những thông tin bổ sung sau khi tạo được nhận thức. Những quảng cáo này giúp thu thập khách hàng tiềm năng và tăng mức độ tương tác.
- Chuyển đổi: Chuyển đổi con người là bước cuối cùng trong cuộc hành trình. Bạn có thể muốn mọi người truy cập website, điều hướng đến cửa hàng hoặc điền vào biểu mẫu để cung cấp thông tin. Đây cũng có thể là một lời kêu gọi hành động để mua sắm sản phẩm.
4 chiến lược quảng cáo Facebook doanh nghiệp nên thử
Cá nhân hóa quảng cáo bằng nhắm mục tiêu đối tượng cụ thể
Với một số tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo mạnh mẽ nhất hiện có, các nhà tiếp thị có thể xác định đối tượng cụ thể, khuyến mãi và quảng cáo của mình. Điều này rất hữu ích nếu bạn không có nhiều dữ liệu khách hàng hiện có.
Với công vụ Audience Insights của Facebook giúp bạn thu thập ý tưởng để xây dựng đối tượng cốt lõi của mình. Nếu thông tin chi tiết về đối tượng hiển thị vị trí, nhân khẩu học, sở thích, hành vi và kết nối hiện tại của người theo dõi bạn, thì bạn có thể áp dụng các thông số đó cho đối tượng cốt lõi của mình nếu thấy phù hợp.
Dưới đây là một số ý tưởng về cách sử dụng tùy chọn nhắm mục tiêu. Đối tượng cốt lõi trong chiến lược quảng cáo trên Facebook:
- Nhắm mục tiêu theo sự kiện trong đời: Nhiều tuỳ chọn nhắm mục tiêu sự kiện trong đời, bao gồm: đính hôn, kết hôn, sinh con, việc làm, …Hãy nghĩ về các sự kiện trong cuộc sống có thể tương ứng với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và xem xét các tình huống mà khách hàng sẽ nghĩ đến thương hiệu của bạn.
- Nhắm vào mục tiêu thời tiết: Mặc dù đây không phải là tuỳ chọn nhắm mục tiêu gốc của Facebook, nhưng có các công cụ của bên thứ ba có thể tự động điều chỉnh nội dung quảng cáo và kích hoạt quảng cáo dựa trên điều kiện thời tiết địa phương.
- Nhắm mục tiêu theo sở thích: Thông tin chi tiết về đối tượng là một phần quan trọng trong chiến lược nhắm mục tiêu quảng cáo trên Facebook. Chọn sở thích không liên quan trực tiếp đến thị trường ngách hoặc sản phẩm của bạn và xem xét đối tượng của bạn chia sẻ sở thích nào.
Nuôi dưỡng khách hàng liên tục thông qua đối tượng tùy chỉnh Facebook
Một nhóm người dùng Facebook biết thương hiệu của bạn được gọi là đối tượng tuỳ chỉnh của Facebook. Điều đó có nghĩa là họ đã truy cập trang web của bạn, tương tác với trang Facebook hoặc bài đăng của bạn, đăng ký email, mua hàng,…hoặc tương tác với thương hiệu của bạn theo cách khác.
Nếu cung cấp dữ liệu khách hàng cho Facebook, họ sẽ lấy dữ liệu đó và so sánh dữ liệu đó với người dùng cá nhân. Sau khi Facebook tạo nhóm người dùng khác nhau, bạn có thể nhắm mục tiêu những người này bằng các chiến dịch quảng cáo khác nhau.
Mở rộng thị trường thông qua nhắm mục tiêu “Lookalike”
Bạn có thể sử dụng đối tượng tùy chỉnh để tạo phân khúc mới có cùng đặc điểm với mục tiếu của mình. Lookalike Audience cơ bản là những đối tượng giống nhau ở một số khía cạnh nào đó.
Lookalike Audience có giá trị vì họ có nhiều điểm chung đối với đối tượng hiện tại của bạn, do đó bạn sẽ biết họ thích gì và hoạt động quảng cáo như thế nào thì hiệu quả. Từ đó, bạn có thể thường xuyên sử dụng cùng một quảng cáo cho Lookalike Audience mà bạn đang chạy cho những mục tiêu khác nhau.
Đây là một phương thức tuyệt vời để thu hút khách hàng mới bởi vì bạn đã biết khách hàng của mình thích gì và có thể giới thiệu thương hiệu của mình bằng quảng cáo.
Bạn có thể xác định độ giống nhau của Lookalike Audiences với nhóm mục tiêu ban đầu. Bạn có thể nhắm mục tiêu một nhóm nhỏ hơn nhưng cụ thể hơn nếu bạn giữ lại những đặc điểm giống nhau. Bên cạnh đó, các nhóm mục tiêu lớn hơn có thể được nhắm đến nếu tạo ra sự khác biệt giữa các nhóm mục tiêu. Có rất nhiều vị trí để marketer có thể sáng tạo và thử nghiệm với 500 Lookalike Audiences mà Facebook cho phép.
Để biết điều gì thu hút khán giả của mình, bạn cần hiểu quảng cáo của mình đang cạnh tranh với ai. Khi bạn đã phát triển chiến lược quảng cáo trên Facebook và tạo các chiến dịch để quảng bá thương hiệu của mình, bạn cũng nên chú ý đến những gì đối thủ cạnh tranh đang làm. Facebook đã ra mắt Meta Ad Library để tăng tính minh bạch cho các nhà quảng cáo. Đây thực sự là một kho lưu trữ tất cả các quảng cáo Facebook hiện tại và trước đây đã triển khai.
Điều quan trọng là phải xem xét đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của bạn đang chạy quảng cáo gì trên Facebook. Nội dung quảng cáo như hình ảnh, văn bản và các biến thể quảng cáo nên được xem xét kỹ lưỡng để có thể rút ra những bài học thú vị.
Các thông tin quan trọng như: thời điểm mỗi quảng cáo bắt đầu chạy, trên nền tảng nào, số lượng quảng cáo được sử dụng và quảng cáo đó đang hoạt động hay không hoạt động đều có sẵn trong Ad Library. Với dữ liệu này, các marketer có thể thực hiện phân tích SWOT để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu.